Cấp đông giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn nhưng không phải ai cũng biết cấp đông thực phẩm đúng cách. Vì thế bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến việc cấp đông là gì, lợi ích và cách cấp đông thực phẩm đúng nhé!
Cấp đông là gì?
Cấp đông là phương pháp giúp thực phẩm như hải sản, thịt và rau củ chuyển sang trạng thái đông lạnh trong thời gian ngắn.
Phương pháp này đảm bảo chất lượng thực phẩm tốt nhất, đặc biệt đối với những thực phẩm để được trong thời gian ngắn có xu hướng hư hỏng ở nhiệt độ phòng. Sau khi thực phẩm được đông lạnh, hãy cho vào tủ đông để bảo quản thêm trước khi sử dụng.
Ưu điểm của việc cấp đông thực phẩm
Có thể thấy thực phẩm đông lạnh có rất nhiều lợi ích nổi bật như:
- Không sử dụng chất bảo quản, vì thực phẩm đông rất nhanh nên không cần dùng thêm chất bảo quản nào khác.
- Duy trì độ tươi ngon của thực phẩm và hạn chế tối đa tình trạng ôi thiu, đặc biệt là những thực phẩm có hạn sử dụng ngắn.
- Kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm trước khi sử dụng.
- Tránh lãng phí thức ăn dư thừa và hỗ trợ quản lý thu mua và năng suất trang trại.
- Thuận tiện cho việc đóng gói thực phẩm.
Những loại thực phẩm được cấp đông?
Thịt sống và rau
Thịt, cá hay hải sản có thể để được lâu trong tủ đông, giúp bạn bảo quản được số lượng lớn các loại thực phẩm này.
Các loại rau thường được bảo quản trong tủ lạnh. Nhưng bạn vẫn có thể đông lạnh rau và bảo quản hương vị cũng như chất dinh dưỡng của chúng nếu muốn. Tuy nhiên, không nên đông lạnh các loại rau có hàm lượng nước cao như cần tây, rau diếp, bắp cải và dưa chuột.
Thức ăn chế biến sẵn
Để tiết kiệm thời gian nấu nướng, các bà nội trợ thường chế biến, đóng gói thực phẩm để cấp đông. Tất cả các món ăn làm sẵn như thịt, cá, chả giò, tôm viên, bánh hỏi, xúc xích… đều có thể trữ đông và sử dụng khi cần.
Cấp đông thực phẩm thế nào cho đúng?
Đối với rau và trái cây
Nhóm thực phẩm này thường trữ đông lâu hơn nhóm thịt cá. Nhiệt độ đóng băng lý tưởng cho rau củ quả là 1 – 4 độ C.
Bởi nếu bạn cấp đông ở nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến rau củ bị đông cứng, dễ bị nát sau khi rã đông. Nếu bạn cấp đông ở nhiệt độ cao hơn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm.
Cách cấp đông rau và trái cây
Trước khi cấp đông rau củ, trái cây, bạn cần loại bỏ bụi bẩn giúp rau củ quả sạch hơn, sau đó cho vào thiết bị chuyên dụng như tủ lạnh để cấp đông.
Hiện nay, bạn có thể bắt gặp một số mẫu tủ lạnh được trang bị tấm lưới ở ngăn rau củ giúp kiểm soát độ ẩm. Hay ngăn rau quả kích thước lớn, được chia thành nhiều tầng vừa thuận tiện bảo quản rau củ, vừa tránh bị dập nát.
Đối với các loại thịt, cá
Nếu không được bảo quản đúng cách, nhóm cá rất dễ bị hư hỏng.Nói chung, nhiệt độ lý tưởng để cấp đông cá là khoảng -18 độ C (một số loại thịt, thời gian cấp đông sẽ khác nhau).
Bởi vi sinh vật thường xuất hiện trong quá trình phân hủy tế bào, đây là nguyên nhân gây mùi và làm thay đổi thành phần dinh dưỡng vốn có, thậm chí còn sinh ra một số hợp chất có hại cho sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, thịt cá chỉ giữ được trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, việc rã đông thịt cá không đúng cách cũng sẽ làm thay đổi mùi vị, hàm lượng dinh dưỡng khiến món ăn khó ngon trong quá trình chế biến.
Cách cấp đông các loại thịt, cá
Cá sau khi mua về rửa sạch, chia nhỏ lượng cho mỗi lần chế biến rồi bảo quản trong túi ziplock, màng bọc thực phẩm hoặc hộp đựng thực phẩm.
Sau đó, cho vào ngăn đá hoặc tủ đông ở nhiệt độ -18 độ C để có hạn sử dụng lên đến 12 tháng. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng không quá 4 tháng đối với thịt tươi đông lạnh và trước 3 tháng đối với thịt nguội.
Một số vấn đề cần chú ý sau khi cấp đông thực phẩm
- Khi cho thức ăn đã nấu chín vào tủ lạnh, hãy bọc thức ăn bằng màng bọc thực aphẩm hoặc cho vào hộp để ngăn không khí thoát ra ngoài càng nhiều càng tốt.
- Tuyệt đối không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống để tránh lây nhiễm chéo và hạn chế mùi hôi
- Thực phẩm phải để thật nguội mới cấp đông. Vì nếu thức ăn còn nóng mà để ở nơi lạnh thì thức ăn sẽ mau hỏng, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ ngưng tụ thành hơi thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển, dễ gây ngộ độc
- Thức ăn đã nấu chín trong tủ đông phải được làm chín khi lấy ra, vì nhiệt độ trong tủ đông chỉ có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt chúng.
- Rau đã chế biến không nên cho vào tủ lạnh khi chưa dùng hết, vì khi nấu chín với muối và nhiệt độ cao, vi khuẩn trong thực phẩm sẽ sinh sôi nhanh chóng và hình thành chất gây ung thư.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cấp đông là gì và biết cách cấp đông cho từng loại thực phẩm để sử dụng dần trong thời gian dài nhé.